Thời đại 4.0 hiện nay đã khiến mọi người bận rộn với những nhiều việc. Bất kể từ các công việc sinh hoạt hằng ngày, việc làm riêng cho đến việc tìm kiếm. Mọi người ai cũng đều đón nhận những “guồng quay” đó. Chính vì thế, việc đòi hỏi sự nhanh chóng đều xảy ra ở mọi nơi. Từ đấy, nhiều công cụ được cho ra đời để phục vụ mục đích trên. Và đó chính là Google Pagespeed.

Google Pagespeed

Bài viết này, sẽ đưa bạn đến với Google Pagespeed với:
1. Khái niệm.
2. Cách thức hoạt động.
3. Những cách đánh giá của công cụ trên.

Những điều cơ bản của Google Pagespeed

Chắc chắn công cụ tìm kiếm nổi tiếng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay, đó chính là Google. Bất kỳ ai cũng đều sử dụng công cụ này trong đời sống hằng ngày. Nếu bạn đang sở hữu cho mình một website riêng. Việc đưa website ấy lên top tìm kiếm của Google là chuyện chắc chắn phải thực hiện. Điều đó sẽ áp dụng cho bất kỳ lĩnh vực kinh doanh và hoạt động của website.

Có thể nói, nếu như trước đây, việc đưa trang web của mình lên top tìm kiếm là việc rất khó khăn. Nếu không muốn nói: đây là một việc làm xa vời và tốn kém. Bên cạnh đó, việc làm cho những website trở nên tối ưu và thân thiện cũng rất khó khăn. Và có chăng đây cũng đều là những bài chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Thì giờ đây, mọi thứ đã trở nên suông sẻ hơn với Google Pagespeed.

Vậy Google Pagespeed là gì?
Những thông tin liên quan đến công cụ này mà bạn phải hiểu rõ là gì?

Google Pagespeed là gì?

Logo của công cụ Google Pagespeed

Google Pagespeed là một trong những công cụ trong hệ sinh thái của Google. Công cụ này giúp bạn đánh giá chất lượng của website bằng những tiêu chuẩn đánh giá từ Google. Bên cạnh đó, công cụ này còn được thiết kế để giúp bạn cải thiện tốc độ trang web của bạn.

Hiện nay, Google Pagespeed đã được phát triển bảy sản phẩm để cải thiện hiêu suất performance của trang web:

  • PageSpeed Insights: công cụ nhằm phân tích chất lượng của website. Bên cạnh đó, công cụ còn đưa ra những đề xuất để cải thiện chất lượng. Đây là sản phẩm quan trọng nhất và được nhiều người tìm hiểu nhất của Pagespeed.
  • Chrome DevTools,: chỉ dành riêng cho các nhà phát triển. Công cụ này đưuọc tích hợp sẵn trong Google Chrome.
  • Impact Calculator: ảnh hưởng đến doanh thu từ những lần kiểm tra và cải thiện tốc độ.
  • Lighthouse: thu thập các dữ liệu về hiệu suất. Sau đó, công cụ sẽ phân tích vấn đề kỹ thuật cho các nhà phát triển.
  • Speed Scorecard: sản phẩm dùng để so sánh tốc độ (speed test) giữa các trang web với nhau.
  • TestMySite: công cụ dành riêng để test hiệu năng trên di động.
  • WebPageTest: công cụ tối ưu hiệu suất cho các thiết bị thực tế.

Công cụ được ra đời khi nào?

Lần đầu tiên, Google Pagespeed được xuất hiện tại Hội nghị của các nhà phát triển (Developer Conference) vào năm 2010. Sau đó, công cụ chính thức được sử dụng và chú ý vào năm 2013.

Tuy đã ra mắt từ lâu, nhưng công cụ vẫn được nhiều người ứng dụng nhất hiện nay

Hiện nay, đã xuất hiện rất nhiều công cụ để cải thiện hiệu suất trang web nói chung. Thế nhưng, do sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Google. Cũng như, những thuật toán ngày càng cải thiện chất lượng của người dùng. Google Pagespeed vẫn được sử dụng nhiều hơn cả. Đây như là một lựa chọn phù hợp và tốt nhất. Ngoài ra, công cụ này còn mang tính cộng đồng sâu sắc. Ý nghĩa này được mang lại bởi những chia sẻ về kết quả nghiên cứu. Những kết quả từ những chuyên gia của Google đến người dùng. Những người sở hữu website với mong muốn cải thiện hiệu năng tốt hơn.

Cách thức hoạt động của Google Pagespeed

Trước khi tìm hiểu những cách hoạt động của công cụ này, tại sao ta không đến với các số liệu mà Google đã khảo sát.

Hình ảnh trong đường link phía dưới đã thể hiện khả năng hoạt động của công cụ này. Biểu đồ cho thấy những thống kê về hiệu suất của một trang web. Đối với trang web được đưa làm ví dụ, chỉ cần 1,4 giây để tải một trang. Số liệu đó đã tăng 87% và mang đến độ chính xác cao

https://webmasters.googleblog.com/2010/04/using-site-speed-in-web-search-ranking.html
Biểu đồ thống kê từ Google

Đó cũng chính là những đánh giá khách quan nhất và là cách thức hoạt động của Google Pagespeed.

Tại sao công cụ này lại quan trọng như thế?

Bởi vì, đây là công cụ giúp bạn mang đến một trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Từ đó sẽ mang đến niềm yêu thích cho người dùng. Ngoài ra, công cụ còn giảm những tỉ lệ phát sinh không mong muốn và cải thiện tỉ lệ chuyển đổi trang. Người dùng luôn là yếu tố quan trọng nhất cho việc phát triển của Google. Người dùng luôn cần những trang website có tốc độ load trang nhanh. Họ có thể sẽ từ bỏ nếu trang web ấy tải lâu hơn chỉ vài giây. Chính vì thế, đây cũng là nguyên nhân giúp Google cho ra mắt những thuật toán mới để xếp hạng hiệu suất.

Những loại thông tin sẽ được cung cấp trên Google Pagespeed

Google Pagespeed sẽ đo hiệu năng hoạt động trên cả hai nền tảng desktop lẫn di động. Và sau đó, công cụ sẽ cho ra những đề xuất để cải thiện chất lượng. Khi quét một trang bất kỳ, công cụ sẽ cung cấp hai loại dữ liệu chính. Hai loại dữ liệu ấy chính là: Lab data và Field data.

  • Lab data là dữ liệu được thu thập trong môi trường có kiểm soát. Môi trường này được kiểm soát bởi hàng loạt các thiết bị và những cài đặt network được chuẩn bị từ trước. Tuy không hiệu quả đối với những lỗi thực tế, lỗi khó gặp trên các trang web. Thế nhưng, phương pháp này lại rất hữu ích để gỡ lỗi vấn đề về hiệu năng. Không những vậy, quá trình kiểm tra dễ dàng, lặp lại nhiều lần.
  • Field data sẽ bao gồm các dữ liệu thu thập từ quá trình tải trang thực tế. Field data sẽ rất hiệu quả trong việc nắm bắt được trải nghiệm người dùng, Tuy vậy, vẫn có những bất cập riêng, khi khả năng gỡ lỗi là không lớn.
Hãy tiếp tục đến phần tìm hiểu các cách đánh giá hiệu suất

Những cách đánh giá của công cụ

Một trang web sẽ cần bao nhiêu điểm

Một trang web có hiệu suất tốt và mang đến một trải nghiệm mượt mà sẽ có số điểm mà Google Pagespeed chấm vào khoảng 85 điểm hoặc cao hơn (Good). Và điểm 100 là số điểm tuyệt đối, với một hiệu năng tuyệt vời. Một trang web có số điểm từ 65 đến 85 điểm, sẽ cần các cách để tối ưu hoá (Need work). Cũng như thế, nếu trang web chỉ đạt dưới 65 điểm, trang web sẽ sự đổi mới hoàn toàn (Poor). Những điểm số này được thống kế rất chính xác và ổn định từ Google. Đây cũng bởi vì, những cách tính toán được thực hiện bởi các phương pháp sử dụng từ chính Google.

Số điểm hiệu suất được tính như thế nào?

Kết quả được cung cấp từ Google Pagespeed có liên quan rất nhiều đến công cụ LightHouse. Hầu như đều dựa trên công cụ khác cũng đến từ Google. Những điểm số về tốc độ được hiển thị trên PageSpeed đều dựa trên Lab data và phân tích bởi Lighthouse.

Google khẳng định chỉ các item từ phần Chỉ số (Metrics) mới mang đến những hưởng về mặt điểm số. Bên cạnh đó, các đề xuất khác, có trong phần Diagnostic, Opportunities thì không có nhiều ảnh hưởng.

Bạn phải biết rằng, phần hiệu suất (Performance) sẽ có tới 6 chỉ số khác nhau:

Thực tế, mỗi một loại chỉ số đều có số điểm đi kèm. Những số điểm ấy đều sẽ góp phần vào việc đánh giá hiệu năng website của bạn.

Cải thiện hiệu suất trang web từ Google Pagespeed có liên quan đến SEO

Câu hỏi những điểm số cao từ Pagespeed có ảnh hưởng đến SEO không. Thì sự thực, câu trả lời đó chính là Không.

Tuy nhiên, một sự liên quan khá lớn giữa cách tính điểm trên trang và thứ hạng xếp hạng trên SEO. Bởi vì, điểm số trên PageSpeed là kết quả của việc phân tích hiệu suất tổng thể. Kết quả đều dựa vào những thông kê mà Google đưa ra. Vì vậy, nếu bạn có thể khiến website tải nhanh hơn. Ngoài ra cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn, điểm PageSpeed sẽ tăng. Chắc chắn rằng, một trang web có tốc độ cao sẽ được Google ưu tiên và chú ý hơn cả. Đây cũng là khía cạnh sẽ ảnh hưởng mật thiết đến SEO.

Hãy tối ưu hoá website để có được điểm số ấn tượng trên Google Pagespeed

Hãy quan tâm hơn về tốc độ trên website, nó thực sự rất quan trọng. Những website với một hiệu suất tốt sẽ mang đến không những cho bạn mà còn cho nhiều người dùng một sự hài lòng. Nếu bạn thích bài viết về Google Pagespeed hoặc có những câu hỏi nào, xin hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận.